Trực tiếp tổ chức thi hành án

Đóng góp bởi: thuaphatlaisadec 1015 lượt xem Đăng ngày 06/09/2023 Chia sẻ:

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc

Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

  1. Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp; bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
  2. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
  3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc

Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát Sa Đéc lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

c) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc;

d) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.

Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án

Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm sau đây:

a) Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố hoặc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc; chuyển giao quyết định thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc đã đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm hỗ trợ việc thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc, hướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Chi cục Thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc.

b) Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định.

Cơ quan bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định.

Cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án;

b) Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ bài viết trên:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chủ đề:

Đăng ký tư vấn ngay