Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Đóng góp bởi: thuaphatlaisadec 734 lượt xem Đăng ngày 13/10/2020 Chia sẻ:
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Thông tư này bao gồm Sáu chương, 44 điều, trong đó có những nội dung quy định quan trọng như: Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại; trang phục Thừa phát lại; đăng ký vi bằng và cơ sở dữ liệu về vi bằng; kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại; chế độ báo cáo, sổ sách, biểu mẫu trong tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Thông tư 05/2020/TT-BTP (sau đây gọi tắt là Thông tư) đã cụ thể hóa các quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng thời quy định chi tiết, quy định bổ sung các biện pháp cần thiết để thi hành Nghị định. Thông tư đã kế thừa những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm của Thông tư số 12/2014/TT-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu; nguyên tắc sử dụng trang phục; nguyên tắc cấp phát thẻ Thừa phát lại và Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/NQ13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động Thừa phát lại.
Về vi bằng (Điều 30 đến Điều 32), Thông tư quy định rõ Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi đăng ký vi bằng thông qua cơ sở dữ liệu 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở để ghi vào sổ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại phải tự chịu trách nhiệm trước người yêu cầu, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
Ngoài ra, để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp lập vi bằng vi phạm quy định về phạm vi, thẩm quyền, gửi đăng ký không đúng thời hạn quy định, Thông tư quy định trường hợp có căn cứ cho rằng vi bằng, tài liệu chứng minh được gửi đến vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 36, Điều 37 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; vi bằng được gửi đến quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp không vào sổ đăng ký vi bằng và thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại, trong đó có nêu rõ lý do. Văn phòng Thừa phát lại có quyền khiếu nại về việc không vào sổ đăng ký vi bằng của Sở Tư pháp.
Về cơ sở dữ liệu của vi bằng, Thông tư đưa ra các thông tin tối thiểu mà cơ sở dữ liệu vi bằng phải bảo đảm để làm cơ sở cho địa phương triển khai xây dựng cở sở dự liệu của địa phương mình, đồng thời dự thảo cũng đặt ra yêu cầu cơ sở dữ liệu về vi bằng được xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, thuận tiện trong quá trình quản lý, sử dụng, có khả năng kết nối với các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương để thực hiện việc đăng ký, gửi đăng ký vi bằng thông qua cơ sở dữ liệu về vi bằng. Sở Tư pháp có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý, gửi đăng ký, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng tại địa phương.
Ngoài ra, Thông tư cũng giao Sở Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin vi bằng mà Sở Tư pháp lưu trữ trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
Các quy định tại Thông tư cụ thể, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn hành nghề Thừa phát lại, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Thông tư có hiệu lực từ 12 tháng 10 năm 2020./.
Chia sẻ bài viết trên:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký tư vấn ngay