CHO VAY – LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO ?
Việc cho vay tiền giữa các cá nhân với nhau diễn ra phổ biến và thường xuyên hiện nay. Một số người do quá tin tưởng nhau nên chỉ thỏa thuận vay tiền bằng miệng mà không lập thành văn bản, hoặc có chăng lập văn bản cũng chỉ viết tay rất sơ sài. Vậy phải làm sao để có một căn cứ pháp lý mạnh để hạn chế rủi ro mất tiền khi cho vay?

Nếu bạn bắt đầu có ý định cho vay thì bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận cho vay trước khi giao tiền với những nội dung như: số tiền cho vay cụ thể (có thể giao nhận tiền luôn tại thời điểm ký vi bằng trước sự chứng kiến của Thừa phát lại hoặc sau khi lập vi bằng sẽ thực hiện giao nhận tiền), thời hạn cho vay, nghĩa vụ trả nợ, những hậu quả pháp lý nếu trả nợ quá hạn, không trả nợ …
Nếu bạn đã cho vay tiền từ rất lâu trước đó và chưa hề ký kết bất kỳ giấy tờ nào giữa hai bên thì bạn phải yêu cầu người vay đến để gặp mặt và làm việc với những nội dung: Xác nhận khoản vay, cam kết về thời hạn trả, cam kết chịu trách nhiệm về khoản nợ nếu vi phạm thời hạn vay … Thừa phát lại sẽ chứng kiến buổi làm việc và lập vi bằng ghi nhận toàn bộ những nội dung về việc xác nhận khoản vay của hai bên, những cam kết trả nợ …
Thông tin khác
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỪA PHÁT LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2020/NĐ-CP (14/12/2024)
- Tìm hiểu về thừa phát lại (14/12/2024)
- Thừa phát lại – Lập vi bằng: Thế mạnh của Thừa phát lại (14/12/2024)
- Những trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại (14/12/2024)
- Tổng hợp bản án có sử dụng vi bằng để làm chứng cứ trước Tòa (14/12/2024)
- Hình thức hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc (14/12/2024)
- TRỰC TIẾP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (14/12/2024)
- MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LẬP VI BẰNG PHỔ BIẾN (14/12/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét