VI BẰNG DO THỪA PHÁT LẠI LẬP

Đóng góp bởi: thuaphatlaisadec 682 lượt xem Đăng ngày 16/04/2023 Chia sẻ:

1- Vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc lập là gì?

Vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc lập là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Hay nói theo cách hiểu thực tế: Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vi bằng giống như một người làm chứng:

Trong đời sống thường ngày, bạn có thể nhờ một người làm chứng cho một vụ việc. Cụ thể như làm chứng cho cho việc giao nhận tiền đặt cọc, làm chứng cho việc xác định ranh đất, làm chứng cho việc nhà bên cạnh xây dựng làm ảnh hưởng đến nhà bạn… Khi phát sinh tranh chấp, Tòa án sẽ mời người làm chứng mô tả lại những việc mà họ chứng kiến có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Tuy nhiên, lời làm chứng đó có là chính xác và đúng sự thật hay không? Người làm chứng còn sống hay đã chết hoặc không còn đủ minh mẫn để trinh bày nội dung, sự việc đúng sự thật khách quan thì sẽ gây bất lợi cho bạn khi cơ quan giải quyết vụ việc có liên quan.

Trường họp này, Thừa phát lại của Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc sẽ lập Vi bằng về hành vi, sự kiện trên, có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm thực tế ngay tại thời điểm lập Vi bằng. Sau khi lập Vi bằng thì Vi bằng này phải được đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập.

Chính những yếu tố đó nên Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2- Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc;

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

3- Thủ tục lập vi bằng

  1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

  1. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
  2. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Quy trình lập Vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc:

  1. Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, khách hàng có thể gửi yêu cầu theo các cách sau:

– Đến trực tiếp Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc. Địa chỉ: Số 14-16, đường ĐT.848, khóm Tân Bình, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

– Gọi điện thoại vào Văn phòng: 02773.771168 hoặc hotline 0931025035, Văn phòng Thừa phát lại Sa Đéc sẽ tiếp nhận yêu cầu qua điện thoại, nếu khách hàng có nhu cầu, sẽ có chuyên viên trực tiếp tư vấn khách hàng để thực hiện lập vi bằng

– Chat gửi yêu cầu qua Zalo, Facebook Messenger hoặc chat trực tiếp tại website (click vào đây để chat ngay);

  1. Sau khi nhận được yêu cầu, chuyên viên sẽ tư vấn và báo giá cho khách hàng tùy theo yêu cầu lập vi bằng, thời gian lập vi bằng là từ 01 – 03 ngày. Trường hợp cần thiết chúng tôi có thể cử Thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng ngay khi có yêu cầu của quý khách hàng.
  2. Vi bằng được lập dựa theo các căn cứ pháp lý sau đây :

– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

– Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/08/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

  1. Sau khi lập vi bằng sẽ được đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp

Chi tiết vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI SA ĐÉC

Địa chỉ:  Số 14-16, đường ĐT.848, khóm Tân Bình, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Email: info@thuaphatlaisadec.vn

Website: www.thuaphatlaisadec.vn

ĐT: 02773.771168   – Hotline: 0931 025 035

Chia sẻ bài viết trên:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký tư vấn ngay